HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH BẰNG VI SINH

Trong nông nghiệp, việc trồng cây công nghiệp như Tiêu, Cà phê hay cây ăn quả như Cam, quýt … ai cũng phải công nhận bộ rễ cây là quan trọng bậc nhất. Rễ cây là phần hút dinh dưỡng, bám trụ dưới mặt đất. Rễ cây khỏe, cây mới khỏe.

Mọi biểu hiện trên thân, cành lá của cây chỉ là hiện tượng của vấn đề, trong khi gốc của vấn đề lại nằm ở dưới bộ rễ, nơi không thể nhìn thấy dễ dàng. Có thể người trồng sẽ nhìn được bệnh ngay khi nhìn thấy lá, nhưng cũng đã chậm hơn rất nhiều, và có thể trả giá lớn vì không thể cứu được cây.

Chẳng hạn, khi chúng ta thấy dây Tiêu héo từ ngọn, chúng ta sẽ biết chúng bị bệnh chết nhanh. Nhưng đặc điểm của chúng là bộ rễ đã bị nấm Phytopthora xâm nhập từ lâu trước đó. Mạch gỗ đã bị thâm đen, cây hút dinh dưỡng kém dần, sau một thời gian sẽ chết. Triệu chứng chết nhanh không thể phát hiện sớm, khi thấy biểu hiện trên lá thì cây đã chết. Không cách nào cứu chữa.

Vậy vấn đề phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu, không thể chậm trễ vào mùa mưa. Thông thường chúng ta phải dùng thuốc hóa học diệt nấm Phytopthora định kỳ 3 lần (đầu, giữa, và cuối mùa mưa). Nhưng thực tế thì không dễ dàng như vậy. Có nhiều vườn cũng làm định kỳ nhiều lần, nhưng việc chết nhanh vẫn diễn ra, không biết đâu mà lường được.

Trước hết, có thể thuốc hóa học hay sinh học cũng chỉ kéo dài thời gian ngắn. Không thể kéo dài suốt  vài tháng được như mong đợi, trong điều kiện thời tiết thất thường. Mặt khác, điều kiện canh tác mỗi nhà mỗi khác, vườn thoát nước tốt, vườn không, hoặc nước mưa chảy quá mạnh làm trôi thuốc, khiến chúng mất tác dụng.

Ngoài ra, cách phun xịt, săm vào đất cũng không đảm bảo ai làm cũng tốt như hướng dẫn của các kỹ sư.

Như vậy, cách sử dụng thuốc để phòng định kỳ, hay xử lý cấp kỳ cũng chỉ đạt tỷ lệ thành công nhất định. Nhưng đầu tư công thuốc tốn kém và không đảm bảo thành công như mong đợi. Vã lại điều kiện thời tiết thất thường, không thể phòng bằng thuốc sau mỗi cơn mưa. Cách làm này quá tốn kém cho dân.

Tuy nhiên, bên cạnh phòng bệnh bằng thuốc, chúng ta có cách phòng bệnh bằng vi sinh.

PHÒNG BỆNH BẰNG VI SINH

Rễ cây, nấm bệnh, tuyến trùng là thứ chúng ta không thể nhìn thấy. Mật độ của tác nhân gây hại cũng không thể đong đo được. Do vậy, bất cứ lúc nào tác nhân hại cây cũng có thể tấn công, làm chết cây và gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Để phát triển hệ vi sinh có lợi dưới bộ rễ cây, chúng ta phải bổ sung phân hữu cơ vi sinh càng nhiều càng tốt, chúng sẽ giúp vi sinh có thức ăn để phát triển. Ngoài ra, định kỳ chúng ta bổ sung thêm vi sinh bằng men vi sinh TRICHO ENDIM và pha SIKAYCHI để phát triển bộ rễ ra nhiều và mạnh khỏe.

Ví dụ: Lực lượng nấm bệnh, tuyến trùng lúc đầu 1 triệu con/gốc cây, trong khi định kỳ ta cấp 500.000 vi sinh thì sau 2 lần phun ta sẽ có 1 triệu vi sinh/gốc cây. Có bổ sung định kỳ như vậy thì chúng ta đã cung cấp một lực lượng đủ mạnh để phòng thủ trước sự tấn công của nấm bệnh, tuyến trùng bất cứ lúc nào. Dù mưa nắng thay đổi đột ngột bất kỳ lúc nào, thì hệ vi sinh cũng không bị rữa trôi như thuốc hóa học. Chúng sẽ luôn cạnh tranh, đối kháng và tiêu diệt luôn nấm bệnh tuyến trùng.

Với cách bổ sung vi sinh TRICHO ENDIM và phát triển rễ bằng SIKAYCHI, sẽ nhẹ đầu tư hơn là khi có bệnh phải chữa cấp kỳ bằng thuốc hóa học. Những thiệt hại do bệnh xảy ra luôn lớn hơn so với phòng ngừa. Không chỉ tốn công, thuốc mà còn thiệt hại do phải nhổ bỏ cây trồng.

Shopping Cart