rau cai chip

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CẢI CHÍP THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

SẢN XUẤT CẢI CHÍP

rau cải chíp

1. THỜI VỤ.
– Vụ sớm: Gieo tháng 8- tháng 9.
– Chính vụ: Gieo tháng 10- tháng 11.
– Vụ muộn: Gieo tháng 1- tháng 2.

2. GIỐNG.
– Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty đáp
ứng yêu cầu của VietGap.
– Lượng hạt giống: 8kg/ha.

3. LÀM ĐẤT VÀ LÊN LUỐNG.
– Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn và dinh
dưỡng, pH từ 5,5- 6,5.
– Đất trồng phải được dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước, xử lý sâu,
bệnh, cỏ dại bằng các thuốc BVTV trong danh mục cho phép hoặc các chế phẩm hữu cơ, vi
sinh trước sản xuất 12-15 ngày.
– Làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng từ 110-120cm, bằng
phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
– Có thể gieo liền chân hoặc trồng cây theo hàng ngang với khoảng cách cây cách cây
là 7-10cm, hàng cách hàng 15-20cm. Mật độ cây từ 100.000 đến 130.000 cây/ha.

4. PHÂN BÓN
– Liều lượng và cách bón phân cho 1ha như sau: ĐVT kg/ha

Loại phân Tổng lượng
phân bón (kg/ha)
Bón lót
(%)
Bón thúc
(%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng mục 15,000 100
Vôi bột 500 100
Đạm Urê 180 50 25 25
Lân super 360 100
Kali clorua 150 50 25 25
NPK 200 100

Lưu ý:
Lượng phân trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy thuộc vào điều kiện đất đai từng
vùng, tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết;
Phân chuồng hoai mục có thể là phân bò compost, phân gà, lợn đã xử lý ủ mục. Nếu
không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân trùn quế, phân hữu cơ vi sinh với
lượng 7-10 tấn/ha.
Nếu trường hợp đất mới khai thác thì có thể sử dụng kết hợp cả phân chuồng và
phân vi sinh với lượng: 15.000 kg phân chuồng + 1.000-1.500 kg phân vi sinh.
Vôi bột rắc đều trên mặt ruộng trước khi phay, lên luống.
Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân + 50% đạm + 50% Kali bón
xong đảo đều lớp đất mặt sâu 2-3 cm sau đó gieo hạt.
Bón thúc: Nên bón theo hình thức rắc vào giữa các hàng hoặc pha loãng tưới, chỉ
tưới vào chiều mát hoặc buổi sáng sớm. Bón thúc làm 2 đợt:
Lần 1: Sau gieo trồng 7-10 ngày.
Lần 2: Sau lần 1 từ 7-10 ngày.
Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các loại phân bón đa lượng, trung
lượng, vi lượng theo từng thời điểm và theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.

5. CHĂM SÓC.
– Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo qui định (nước sông, hồ lớn, nước ngầm và
nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải
công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết
mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt, …) để tưới cho rau.
– Sau khi gieo cần tưới đẫm nước 2 lần/ngày đến khi cây nảy mầm sau đó tưới giữ ẩm
thường xuyên.
– Trong các đợt bón, tưới thúc cần xới xáo, làm cỏ kết hợp cắt tỉa lá già, lá sâu bệnh,
loại bỏ cây sâu, bệnh nặng. Cần vét rãnh để thoát nước cho ruộng sản xuất.

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.
Biện pháp canh tác, thủ công:
– Nên trồng luân canh với cây khác rau họ hoa Thập tự nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh
chuyển tiếp.
– Làm đất kỹ, xử lý đất bằng vôi bột, các chế phẩm từ
Trichoderma, Ketomium và các
thuốc xử lý sâu đất để phòng trừ sâu đất, các bệnh hại trong đất. Để quản lý bọ nhảy hiệu
quả hơn đất cần ngâm nước 5 – 7 ngày để tiêu diệt ấu trùng và trứng.
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
– Áp dụng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp
dụng với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc,
thối nhũn đem tiêu huỷ.
– Quây nilon kín quanh ruộng (cao 0,9 – 1,2m) trước khi gieo hạt, để ngăn chặn bọ nhảy
vào gây hại.
– Sử dụng bẫy bả sinh học (bẫy Pheromone, bẫy màu vàng, bả chua ngọt, bả protein..)
để phòng trừ các loại trưởng thành sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, sâu xanh bướm trắng, bọ
nhảy.
Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.
– Chú ý các đối tượng như: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh
thối gốc. Riêng bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các
giai đoạn sau.
– Sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới, thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi
mật độ sâu bệnh cao:
+ Bọ nhảy: xử lý bằng các loại thuốc như Sokupi 0,36SL, Oshin 20WP, Prevathon
5SL….kết hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả phòng trừ
+ Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ, rệp muội: xử lý bằng các loại thuốc có hoạt
chất
Lufenuron (Match 050EC, …), hoạt chất Indoxacarb (DupontTM Ammate 150SC,
Dupont
TM Ammate 30WDG, …), hoạt chất Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Silsau super
3EC, Tasieu 2WG,…), hoạt chất
Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Reasgant
2WG…).

+ Bệnh thối gốc, thối nhũn: hại xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP
…); hoạt chất
Validamycin (Validacin 5L, Valivithaco 3SC…), hoạt chất Kasugamycin
(Kasumin 2SL, Kamsu 2L, …).
+ Bệnh vàng lá, cháy bìa lá: sử dụng một trong các thuốc Antraco 70WP, Kasumin
2SL…để phòng trừ.
Chú ý: Trong trường hợp mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao, thuốc sinh học không có khả
năng khống chế thì có thể sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải để phòng trừ nhằm
đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao nhất. Đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên
nhãn thuốc.

7. THU HOẠCH.
– Thời gian từ gieo đến thu hoạch khoảng 35- 40 ngày tùy thuộc giống và thời vụ sản
xuất. Thời gian từ trồng cây con đến thu hoạch khoảng 20-25 ngày;
– Cắt thân dài 15-30 cm (baby 10 – 15cm), màu xanh, không ra ngồng, đảm bảo tươi.
– Thu hoạch rau vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
– Cắt rau bỏ rễ; tỷ lệ thân lá vàng/táp/cháy/sâu bệnh/gẫy dập tối đa là 10%; Loại bỏ lá
già, lá sâu, bệnh, cây không đạt tiêu chuẩn, để rau vào dụng cụ chuyên dụng và vận chuyển
ngay đến nơi sơ chế đóng gói.

Shopping Cart