Sau mỗi vụ thu hoạch, bà con cần cắt tỉa những cành dây lươn, để tập trung nuôi những cành ngang cho trái sau này. Cắt cành sâu bệnh, cành tăm, những cành mọc sát mặt đất. việc cắt tỉa cành sẽ tạo cho cây thông thoáng, ngăn ngừa dịch bệnh và tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa.
Sau khi cắt những cành sát mặt đất, thì giữa đất và lá cây có khoản cách cách ly nấm bệnh, giúp hạn chế dịch bệnh về sau. Chúng ta gom hết những cành đã cắt, những lá bị tảo đỏ, thán thư, v.v.. đem đi chôn hoặc đốt, để nguồn bệnh trong vườn giảm đi nhiều.
Sau khi cắt tỉa, bà con tiến hành rửa vườn nhằm phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm bệnh trên cây, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, giúp giảm áp lực nấm bệnh trên cây tiêu ở vụ sau.
Để tiến hành công việc này, bà con có thể tiến hành dùng Bordeaux, Norshield, Isacop, COC 85, phun ướt toàn bộ nọc tiêu, và tưới ở gốc. nếu nguồn bệnh trong vườn nhiều, thì nên tiến hành rửa vườn 2 lần. lần một là sau khi thu hoạch và lần hai cách lần một 2 tháng. Lưu ý các sản phẩm rửa vườn rất nhạy cảm với lá non và bông non, vì thế không nên rửa vườn ở giai đoạn lá non và bông non. Bởi như thế sẽ gây ra hiện tượng rụng bông và lá. Giai đoạn rửa vườn cũng rất quan trọng, vì nếu rửa vườn không đúng cách, có thể ra lá non sớm và hoa ra lọt chọt, do có nước ở dưới gốc. Do đó, kỹ thuật rửa vườn còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của bà con đối với điều kiện trong vườn và các loại giống đang trồng.
Sau thu hoạch cũng là giai đoạn cây ngủ nghỉ để phân hóa mầm hoa vụ sau. Để chuẩn bị cho việc phân hóa mầm hoa thì giai đoạn này cần phải hãm nước. Không được tưới nước cho cây tiêu. Tùy theo từng loại tiêu, điều kiện sức khỏe của tiêu và điều kiện thời tiết tại địa phương, mà thời gian hãm nước khác nhau. Trung bình khoảng 30 – 45 ngày. Lưu ý là phải cho cây ngủ nghỉ hợp lý, đừng cho cây quá kiệt sức thì việc phục hồi lại không kịp. Nếu tưới sớm quá, nước nhiều quá, phân nhiều quá trong giai đoạn ngủ nghỉ ngắn quá thì làm cho tiêu nó tiếp tục phát triển, ra lá và hoa lọt chọt.
Để cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm cho cây, giúp phục hồi đất, giai đoạn này, bà con sử dụng phân hữu cơ hoại mục ủ nấm TRICHODERMA (TRICHO ENDIM). Bón cho cây với liều lượng từ 10-15kg/trụ. Nếu không có phân chuồng ủ hoai, thì bà con có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, với liều lượng 3-5kg/trụ.
Mặc dù trong giai đoạn cây ngủ nghỉ, nhưng không có nghĩa làm rễ tiêu phơi ra ngoài nắng, thiếu dinh dưỡng để phát triển, chính vì vậy cần phải bón phân hữu cơ nhằm giữ ẩm cho cây tiêu và cung cấp dinh dưỡng để phát triển. khi mưa bắt đầu, cũng là lúc có vi sinh và dinh dưỡng kịp thời cho lá và hoa cho vụ mới.
Thời gian này, bà con cần tủ gốc cho cây tiêu bằng rơm rạ, trồng lạc dại trong vườn tiêu. Thảm lạc dại sẽ làm giảm nhiệt độ mặt đất, giúp vườn tiêu giữ nước trong mùa khô hạn. chúng sẽ giữ ẩm tốt hơn 10-50% so với vườn không có, và cung cấp 100 tấn xơ/ha/năm. Lạc dại có thể làm phân hữu cơ bón cho cây trồng (cắt ngang lạc dại, phun men vi sinh TRICHO ENDIM để hủy phân ngay trong vườn), vì thế nó góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất.