CHỐNG SUY KIỆT CHO TIÊU SAU THU HOẠCH

Khi thu hoạch trái chúng ta đã lấy đi một phần dinh dưỡng của cây tiêu, mỗi mắc trái, mắc lá hái đi là vết thương hở, dễ làm cho tiêu nhiễm bệnh. Do vậy việc chăm sóc cây tiêu vào lúc này rất quan trọng. Cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn để hồi phục cây, tạo mầm hoa và cho trái ở vụ tiếp theo. Hơn nữa, đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cây với thời tiết, các loại dịch bệnh như nấm phát sinh mạnh. Nếu bà con không chăm sóc, cứ để phát triển tự nhiên thì sẽ thiếu dinh dưỡng, khiến cây năm được năm mất mùa.

Chính vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cân đối, đầy đủ là không thể thiếu cho cây.

Biện pháp chăm sóc tiêu sau thu hoạch

Sau thu hoạch, cây tiêu do nuôi trái trong 9 tháng, dinh dưỡng đã mất đi rất lớn, nên lá vàng đi, cây trở nên còi cọc, nên phải bổ sung lại dinh dưỡng.

Trong mùa mưa thì rễ bị tác động rất mạnh bởi nấm bệnh, tuyến trùng, khiến cây suy yếu dần. qua tới mùa nắng, rễ cây bắt đầu biểu hiện không hấp thu được nước và dinh dưỡng, nên sẽ rụng lá nhiều.

Cần tỉa bỏ những cành phủ dưới đất cách khoảng 40cm, chúng là nơi thường tiếp xúc với nấm bệnh dưới đất. Cắt bỏ cành lươn, cành vượt. chúng cạnh tranh dinh dưỡng nhiều, nhưng lại không cho trái. Ngoài ra, khi cắt tỉa hết thì vườn thông thoáng hơn, ít bệnh hơn. Chú ý tỉa cành cho trụ sống để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu.

Sở dĩ bà con ít quan tâm tỉa bỏ cành sát đất vì nó cho trái. Thế nhưng, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra dịch bệnh. Vì chúng thường nằm sát đất, nên nấm bệnh, bào tử của Phytopthora văng lên lá, làm tiêu nhiễm bệnh, gây thiệt hại nặng nề hơn nhiều.

Sau thu hoạch, có quan điểm bỏ khô vườn hoàn toàn là một sai lầm lớn, cách làm này làm cho lá rụng nhiều, để khi mưa xuống sẽ ra lá và hoa nhiều. Nhưng điều này làm tiêu mất nước một lượng lớn, khi không có nước, cây tiêu không hấp thu được dinh dưỡng có trong đất, làm cho tiêu suy kiệt nhiều và sau khi mưa xuống thì cây bị sốc nhiệt sẽ ra hoa, mà ra hoa lại không có lá do thiếu dinh dưỡng, do vậy đợt hoa đầu tiên như vậy sẽ rụng hầu hết, không đậu được bao nhiêu cả.

Tưới nước trong mùa khô lưu ý tưới định kỳ 10-15 ngày 1 lần với lượng nước vừa phải, để đủ giữ ẩm thôi.

Sử dụng thuốc gốc đồng để rữa vườn, vì chúng có phổ rất rộng cho nhiều loại bệnh. Tuy nhiên lưu ý sử dụng dạng gốc đồng dạng tốt, vì chúng có thể làm rụng lá rất mạnh, khiến cây suy kiệt. Thời điểm rửa vườn tốt nhất là sau khi hái xả toàn bộ, nhưng do sau thu hoạch rơi vào  mùa khô nhất trong năm, nên nếu vườn thiếu nước, thì cây bị rữa vườn sẽ bị rụng lá nhiều, giảm khả năng chống chịu nắng nóng. Cây lúc này suy kiệt rất khó phục hồi, khi vào sử lý ra hoa. Nếu vườn thiếu nước, thì nên chờ vào mùa mưa thì mới tiến hành rửa vườn. Tùy theo điều kiện vườn cây, mà chọn thuốc rửa vườn cho hợp lý. Thông thường bà con dùng Bordeaux để phun, nó sẽ làm cho lá rụng mạnh, cây suy, và khó phục hồi cho năng suất.

Khoảng 15 ngày sau hái xả, thì rửa vườn bằng đồng Chelate, hoặc Nano đồng 500ml/ 2 phuy, phun đều trong thân và dưới mặt lá và gốc. nếu có nước đầy đủ thì làm trước mưa. Còn không có nước thì chờ tới vô mưa mới rửa vườn. có thể rửa lại lần 2 sau 10 – 15 ngày. Tùy thuộc vào tình hình bệnh của từng vườn khác nhau.

Sau thu hoạch 80%, bà con nên bỏ phân liền để cây phục hồi, giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh về sau này.

Mưa trái mùa rất hại cho vườn tiêu, vì đang trong quá trình giữ cho vườn khô ráo, giúp cây tiêu phân hóa mầm hoa, nhưng đột ngột có mưa thì cây tiêu bị sốc nhiệt, chúng sẽ ra hoa. Nhưng cây tiêu vào thời điểm đó chưa đủ thời gian để phục hồi, và chúng ta cũng chưa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây ra hoa, nên cây tiêu ra như thế thì chúng sẽ rụng trái hàng loạt. ẩm độ bất ngờ cao, sẽ làm tăng nấm và sâu bệnh tấn công.

Phòng ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng. Khi mưa tới, bà con đưa phân vào gốc, thì cũng cần tưới vào gốc sản phẩm TRICHO ENDIM, chứa nhiều nấm đối kháng để phòng bệnh rất hiệu quả. Tưới phòng Isuran 200gr/phuy để đặc trị cho phytopthora.

Shopping Cart